Giới thiệu bản thân là bài học bắt buộc để giao tiếp tiếng Nhật thành công khi bạn thi tuyển đi XKLĐ Nhật Bản. Trong những kì thi, phỏng vấn, việc giới thiệu bản thân lưu loát, đủ ý cũng sẽ giúp các TTS lấy được cảm tình và điểm số cao từ các xí nghiệp, nghiệp đoàn Nhật Bản.

Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật khi đi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản
Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật khi đi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản

1. Giới thiệu bản thân trong giao tiếp thông thường

1.1 Bước 1 : Nói “Hajimemashite”

Hãy nói “Hajimemashite” (はじめまして) trong lần gặp đầu tiên khi giới thiệu về bản thân nhé!

“Hajimemashite” có nghĩa là “Rất vui khi được gặp bạn”. Trong ngôn ngữ tiếng Việt có thể bạn chẳng bao giờ bạn nói thế này vì nghe có vẻ khách sáo, xa lạ. Nhưng đối với văn hóa người Nhật, câu nói này thể hiện phép lịch sự và đặc trưng phong cách giao tiếp Nhật Bản.

Khi nói “Hajimemashite” (はじめまして) bạn nên nói với một thái độ và ánh mắt thật chân thành, đồng thời cúi gập người 90 độ nữa! Đây là một yếu tố quan trọng giúp bạn gây ấn tượng tốt với người Nhật.

1.2 Bước 2: Nói câu chào trước khi giới thiệu thông tin cá nhân

Tùy vào thời điểm gặp mặt mà bạn có thể nói thêm “Ohayou”/”Ohayou gozaimasu”, “”, hoặc “Konbanwa”. Ba câu chào này dịch sang tiếng Việt nghĩa lần lượt là “Chào buổi sáng”, “Chào buổi chiều”, và “Chào buổi tối”.

Thông thường:

"Ohayou”/”Ohayou gozaimasu”  (Chào buổi sáng) – dùng vào thời gian trước 12h trưa.

“Konnichiwa” (Chào buổi chiều) – dùng vào thời điểm trước 5 giờ chiều.

“Konbanwa” (Chào buổi tối) – dùng vào thời điểm sau 5 giờ chiều cho đến nửa đêm.

Tuy nhiên phân chia thời gian này chỉ mang tính chất tương đối. Bạn có thể sử dụng "Ohayo" để chào một người vào buổi chiều nếu đó là lần đầu bạn gặp họ trong ngày. Hay "Konichiwa" còn có nghĩa là "Xin chào" nên có thể sử dụng chào cho bất cứ thời gian nào trong ngày.

1.3 Bước 3: Giới thiệu bản thân

Để một người mới gặp hiểu rõ về mình, bạn cần cung cấp một số thông tin cơ bản về bản thân như: Tên, tuổi, trình độ học vấn, công việc hiện tại, quê quán, sở thích, mong muốn tương lai.

Giới thiệu tên

私は[tên – ví dụ: Okami]です.
Watashi wa Okami desu. (Tên tôi là Okami).

Giới thiệu tuổi

年齢は21歳です/21歳です.
Nenrei wa 21 sai desu. (Tôi hiện tại 21 tuổi).

Cách viết và đọc 1 số độ tuổi

Độ tuổi / Viết / Phiên âm

19 tuổi / 十九歳 / juukyuusai.

20 tuổi / 二十歳 / hatachi.

21 tuổi / 二十一歳 / nijuuissai.

22 tuổi / 二十二歳 / nijuunisai.

23 tuổi / 二十三歳 / nijuusansai.

24 tuổi / 二十四歳 / ni juuyonsai.

25 tuổi / 二十五歳 / nijuugosai.

26 tuổi / 二十六歳 / nijuurokusai.

27 tuổi / 二十七歳 / nijuunanasai.

28 tuổi / 二十八歳 / nijuuhattsai.

29 tuổi / 二十九歳 / nijuukyuusai.

30 tuổi / 三十歳 / sanjussai.

Giới thiệu quê quán, nơi sống

ハノイからきました
Hanoi kara kimashita. (Tôi đến từ Hà Nội).

ハノイに住んでいます
Hanoi ni sundeimasu. (Tôi đang sống ở Hà Nội)わたしの住所は。。。です。

(watashi no juusho wa … desu)

Địa chỉ nhà tôi là ____

Ví dụ: わたしの住所は  157 – 159 Xuan Hong 道路12坊 Tan Binh 区です。

Giới thiệu trình độ học vấn:____大学の学生です工科大学で勉強___.

____daigaku no gakusei desu. (Tôi là sinh viên đại học____).

____大学で勉強しています
____daigaku de benkyoushiteimasu. (Tôi học trường đại học____).

____大学を卒業しました。
_____daigaku wo sotsugyou shimashita. (Tôi tốt nghiệp đại học____).

工科大学の学生です工科大学で勉強しています

koukadaigaku no gakusei desu. (Tôi là sinh viên đại học Bách Khoa).

工科大学で勉強しています
koukadaigaku de benkyoushiteimasu. (Tôi học trường đại học Bách Khoa).

工科大学を卒業しました。
koukadaigaku wo sotsugyoushimashita. (Tôi tốt nghiệp đại học Bách Khoa).

Nghề nghiệp

私はエンジニアです。
Watashi wa enjinia (engineer) desu. (Tôi là kỹ sư).

Một số ngành nghề như sau:

Nghề nghiệp / Viết / Phiên âm

Nông nghiệp / 農業 / nougyou.

Cơ khí / 機械 / kikai.

Hàn / 溶接 / yousetsuMay.

May / 縫製 / housei.

Điện / 電気 / denki.

Điện tử / 電子 / denshi.

Xây dựng / 建設 / kensetsu.

Nấu ăn / 料理 / ryouri.

Kế toán / 経理 / keiri.

Sở thích

私の趣味は本を読みます。
Watashi no shumi wa hon wo yomimasu. (Sở thích của tôi là đọc sách).

Ước mơ tương lai

私の将来の夢は____

(watashi no shourai no yume wa) ước mơ tương lai của tôi là____.

Ví dụ: 私の将来の夢は__日本に旅行することです。__ ước mơ tương lai của tôi là_đi du lịch Nhật Bản_.

Bước 4: Kết thúc lời giới thiệu bản thân bằng “Yoroshiku onegaishimasu”

“Yoroshiku onegaishimasu” (よろしくおながいします) nghĩa là “Rất mong nhận được sự giúp đỡ của bạn”.

Trong tiếng Nhật thì đây là 1 câu thông dụng trong lần gặp mặt đầu tiên, thể hiện sự tôn trọng, lịch sự và mong người giao tiếp giúp đỡ mình. Trong trường hợp giao tiếp thông thường như với bạn bè, không cần sự trang trọng, bạn có thể chỉ cần nói “Yoroshiku” .

Và trong trường hợp nếu người đối diện là người trẻ tuổi thì bạn có thể đơn thuần nói “[Tên của bạn] desu. Yoroshiku” (“Rất vui khi được gặp bạn, tôi là [tên của bạn]”).

2. Giao tiếp, giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn

Trong trường hợp phỏng vấn, phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật có cách thức giới thiệu bản thân vẫn như trên; tuy nhiên bạn phải nói một cách lịch sự và dùng ngôn từ lịch sự. Bạn nên giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật một cách ngắn gọn.

Tự giới thiệu bản thân là cách để cho những người phỏng vấn hiểu hơn về trình độ, khả năng xử lý tình huống và trình độ tiếng Nhật của bạn. Dựa vào phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật của bạn, người phỏng vấn sẽ đưa ra các câu hỏi khác nhau. Vì vậy, bạn cần lưu ý những điều sau:

Thứ nhất: Không lan man khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật. Điều này sẽ khiến bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng và gây khó khăn cho chính bạn khi trả lời các câu hỏi tiếp theo.

Thứ hai: Bạn cần thể hiện sự tự tin đúng mực và cho nhà tuyển dụng thấy mình là người cẩn thận, biết lắng nghe.

Thứ ba: Hãy giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật một cách tự nhiên và thoải mái và đừng quên nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn nhé.

Khi nói về sở trường của bạn

Đây là lúc mà nhà tuyển dụng quan tâm xem là khả năng, sở trường của bạn có đáp ứng với yêu cầu công việc của họ hay không. Bạn hãy trình bày sự hiểu biết của mình về công việc và đừng quên nêu những sở trường, kỹ năng phù hợp với công việc của bạn. Tránh nói lan man, tránh nói những thứ không liên quan tới công việc.

Cách trả lời cho câu hỏi này là đưa ra kết luận: Tôi có điểm mạnh là..., Tôi tự tin là mình có thể.....
私の長所は、向上心です。自らに高い目標を課し、目標に向けて行動していくことができます

(Điểm mạnh của tôi đó là người có tham vọng, luôn khao khát vươn lên trong cuộc sống. Tôi luôn đặt ra cho mình những mục tiêu, và rèn luyện, thực hiện để đạt được những mục tiêu đó).

Hãy cẩn thận khi nói về nhược điểm bản thân

Khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật trong buổi phỏng vấn, dù muốn hay không, bạn vẫn phải nói về nhược điểm của bản thân. Lời khuyên ở đây là bạn có thể đưa ra 1 – 2 nhược điểm không hoặc rất ít gây ảnh hưởng tới công việc. Ngoài ra cần lưu ý tránh việc nói những thứ có thể khiến người phỏng vấn nghĩ rằng bạn là người kém cỏi, không đủ khả năng hoặc thiếu sự cẩn thận.

Hoặc: Đừng phủ nhận mình không có điểm yếu mà hãy nói:
私の 弱みがあるけど仕事は全然関係ないよ (Tôi có khá nhiều điểm yếu nhưng chắc chắn nó không ảnh hưởng đến công việc).

Một câu nói hay khác là sau khi thừa nhận về điểm yếu của mình, bạn có thể nói: いくら大変でも頑張ります。( Ikurataihen demo ganbarimasu). Câu này có nghĩa là: "Dù vất vả thế nào tôi cũng sẽ cố gắng".

Kết thúc phỏng vấn ấn tượng

どうぞよろしく、お願いします。 (Douzo yoroshiku,onegai shimasu) Rất mong được giúp đỡ !

私の希望は日本へ行って、家族のためにお金を稼ぐことと日本語を学ぶことです。(Watashi no kibouwanihon e itte,kazoku no tame ni, okanewokasegukoto to nihongo wo manabu kotodesu). Câu này dịch nghĩa là: "Nguyện vọng của tôi là đi Nhật, kiếm tiền giúp đỡ gia đình và học tiếng Nhật".

3. Một số mẫu câu hỏi thường gặp

1. アルバイトの経験はありますか (Bạn đã có kinh nghiệm đi làm thêm chưa?)

Bạn có thể trả lời ngắn gọn bằng:

_ あります/ありあせん (có / không)

2. どんなアルバイトですか (Có kinh nghiệm trong công việc gì?)

3. アルバイトをしたいりゆうをきかせてください (Hãy cho biết lý do bạn muốn đi làm?)

Với câu hỏi này bạn nên nói lên cụ thể mong muốn thật sự của thân, tốt hơn nên láy vấn đề vào trọng tâm có thể giúp ích cho công việc ứng tuyển sẽ làm cho nhà tuyển dụng thích thú hơn.

Dưới đây là những câu trả lời mẫu, thường sẽ phù hợp trong nhiều tình huống.

- あんていなせいかつをおくったため、アルバイトをしたいです (Để có cuộc sống ổn định nên tôi muốn làm thêm, bao gồm hàm ý là để trang trải cuộc sống)

- 日本で経験をつみたいからです (Vì muốn tích lũy thêm kinh nghiêm khi ở Nhật)

- 日本語がいかせるためです。 (Vì muốn thực hành thêm tiếng Nhật)

- 日本人とコミュニケーションができるようになるためです (Vì muốn có thể nói chuyện được với người Nhật)

4. どうしてこのみせではたらきたいとおもいますか (Tại sao muốn làm việc ở đây?)

Khi được hỏi câu này, bạn có thể nêu lên những điểm mạnh cũng như sự phù hợp với bản thân ở công ty/ đơn vị xin việc. Trình độ chuyên môn có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

5. だれの紹介ですか (Ai giới thiệu cho bạn vậy?)

…….さんの紹介です。/ …….先生の紹介です ( ___đã giới thiệu công việc này cho tôi)

6. 何曜日に働けますか (Làm được những ngày nào trong tuần?)

7. あなたの長所はどんなところですか (Ưu điểm của bạn là gì?).