Collagen được cung cấp cho cơ thể thông qua việc sử dụng các thực phẩm giàu collagen hoặc thực phẩm chức năng bổ sung. Tuy nhiên, dù bổ sung bằng cách nào thì collagen cũng mang lại các hiệu quả nhất định và có rất ít các tác dụng phụ.
1. Collagen là gì?
Collagen là cấu trúc chính protein trong không gian ngoại bào trong nhiều mô liên kết trong cơ thể. Collagen tồn tại ở khắp nơi trong cơ thể chúng ta với 70% của lớp hạ bì của làn da, 20% của xương, 50% của khớp, xấp xỉ 100% của giác mạc.
Riêng với làn da thì Collagen được xem như 1 chất keo kết nối các tế bào dưới da nên không ngạc nhiên khi Collagen là một trong những yếu tố quyết định độ săn chắc, sự mịn màng của da. Tuy nhiên, theo quá trình lão hóa của thời gian, theo nghiên cứu hàng năm có từ 1-1,5% lượng Collagen bị mất đi, lượng Collagen còn lại do cơ thể chuyển hóa theo thời gian không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của các tế bào, nhất là tế bào da, từ đó dẫn đến tình trạng hoạt động của các cơ bị suy yếu, độ căng mịn giảm hẳn, các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, vết chân chim, da sạm màu bắt đầu xuất hiện, da cũng chảy xệ và dễ tổn thương hơn.
2. Tác dụng cơ bản của collagen
2.1 Với mạch máu
Tác dụng của collagen là hợp chất sản sinh ra mạch máu, giúp đề phòng xơ cứng động mạch và chứng cao huyết áp. Collagen đặc biệt có vai trò rất quan trọng với những người bị xơ cứng động mạch não hoặc nhồi máu cơ tim.
2.2 Với mắt
Collagen dạng kết tinh tồn tại nhiều trong giác mạc và thủy tinh thể. Khi tuổi tăng cao thì lượng Collagen sụt giảm làm giác mạc hoạt động kém, ảnh hưởng thủy lực và làm cho thủy tinh thể mờ đi do chất Amino bị lão hóa.
2.3 Với xương
Ngoài canxi, Collagen là thành phần quan trọng trong cấu tạo của xương. Nó đóng vai trò các sợi liên kết khung xương với nhau. Khi Collagen suy yếu sẽ giảm tính đàn hồi và dẻo dai của xương. Do đó, việc bổ sung Collagen còn được xem như một cách giúp xương chắc khỏe và phòng bệnh loãng xương.
2.4 Với sụn
Collagen chiếm tới 50% trong cơ cấu thành phần sụn. Nếu như thiếu Collagen khiến độ ma sát giữa các khớp xương lớn hơn, gây biến dạng xương. Ngoài việc ngăn ngừa và giảm thiểu các bệnh liên quan đến xương thì Collagen còn giúp phòng chống các bệnh như đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm.
2.5 Với tóc và móng chân – tay
Tác dụng của Collagen là cung cấp chất dinh dưỡng hỗ trợ hoạt động của chất sừng. Cho nên, việc bổ sung uống Collagen giúp cho tóc và móng chân, móng tay chắc khỏe, giúp tóc bóng mượt, bớt rụng.
2.6 Với hệ miễn dịch và não bộ
Tác dụng của Collagen là khả năng hỗ trợ hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong hệ miễn dịch. Ngoài ra thì Collagen còn có tác dụng tăng cường hoạt động của não.
Cho đến này, các thực phẩm bổ sung collagen được cho là tương đối an toàn. Một số tác dụng phụ đã được báo cáo liên quan đến mùi vị khó chịu, cảm giác nê bụng và ợ nóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị dị ứng với các thành phần trong các thực phẩm chức năng bổ sung collagen.
3. Collagen có những loại nào?
Thành phần của collagen có ít nhất 16 loại, trong đó có 4 loại chính là loại I, II, III và IV, gồm có:
- Loại I: Loại I chiếm 90% lượng collagen trong cơ thể và được cấu tạo từ các sợi dày đặc. Nó góp phần tạo nên cấu trúc da, xương, gân, sụn sợi, mô liên kết và răng.
- Loại II: Loại II được tạo nên từ các sợi lỏng lẻo hơn và được tìm thấy trong sụn đàn hồi, đệm khớp.
- Loại III: Loại III hỗ trợ cấu trúc khối cơ bắp, cơ quan và động mạch.
- Loại IV: Loại IV hỗ trợ thanh lọc và được tìm thấy trong các lớp da.
Khi tuổi tác càng cao thì lượng collagen được sản xuất càng ít và chất lượng cũng giảm đi. Trong đó, những dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết là làn da kém săn chắc và nhăn nheo hơn, sụn cũng bị yếu đi theo thời gian.
4. Bổ sung collagen từ đâu?
4.1 Thực phẩm bổ sung collagen
Collagen được dự trữ dưới dạng tiền chất procollagen. Nó được tạo ra bằng cách kết hợp 2 loại axit amin là glycine và proline, dưới tác dụng của vitamin C. Do đó, nếu bạn thắc mắc ăn gì để tăng sinh collagen thì các loại thực phẩm dưới đây là một gợi ý:
- Vitamin C: Có trong nhiều các loại trái cây họ cam quýt, ớt chuông và dâu tây.
- Proline: Một lượng lớn proline được tìm thấy trong lòng trắng trứng, mầm lúa mì, sản phẩm từ sữa, bắp cải, măng tây và nấm.
- Glycine: Được tìm thấy nhiều trong da lợn, da gà, nước dùng xương và một số loại thực phẩm chứa protein.
- Đồng: Chứa nhiều trong thịt nội tạng, hạt vừng, bột ca cao, hạt điều và đậu lăng.
Ngoài ra, cơ thể cũng cần được bổ sung các thực phẩm chứa protein chất lượng cao như thịt, thịt gia cầm, hải sản, sữa, các loại đậu và đậu phụ.
4.2 Các loại thực phẩm chức năng bổ sung collagen
Hiện nay, có nhiều hãng sản xuất ra các loại thực phẩm bổ sung collagen. Nổi bật và được nhiều người ưa chuộng là các loại collagen Nhật Bản. Đây là một trong các loại collagen mang lại hiệu quả cao được nhiều người sử dụng. Có thể kể đến như the collagen Shiseido dạng viên và dạng nước, the Collagen EXR, collagen Pure White, collagen Shiseido ex hay viên uống Collagen DHC. Mỗi loại có một ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào sở thích hay lứa tuổi để sử dụng cho hợp lý. Tuy nhiên, các loại thực phẩm chức năng chỉ phát huy tác dụng hiệu quả khi kết hợp với chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao hợp lý. Bạn không nên quá phụ thuộc hay lạm dụng vào chúng.